HocLed.Com Hướng dẫn các bạn cách sử dụng mỏ hàn để tạo ra những mối hàn bắt mắt, có độ thầm mỹ cao. Để có thể hàn được những mối hàn bóng đẹp, chắc chắn không phải ai cũng có thể dễ dàng làm được. Ngoài việc có 1 chiếc mỏ hàn tốt, thì việc điều chỉnh tay cầm mỏ hàn để tiếp xúc với bảng mạch cũng cực kỳ quan trọng. Nếu không sẽ dẫn đến bong tróc mạch in….Vậy nên trong bài viết này HocLed xin chia sẻ với mọi người đôi điều về cách dùng mỏ hàn. Mời các bạn cùng đọc nhé..
I ) Việc đầu tiên ta chọn mỏ hàn: Mọi người nên sắm 2 mỏ hàn ( Nếu như có Điều kiện ), một mỏ hàn xung (mỏ hàn đoản mạch – dùng để hàn các linh kiện thường, chân to, linh kiện chân cắm sẽ dùng phù hợp ) và một mỏ hàn nung (mỏ hàn nung nhiệt bằng dây maiso – dùng để hàn transitor trường ( để tránh hư hỏng đến mức tối đa ), ic số, ic chân quá nhỏ và các loại IC vi xử lý…).
— Khi đi mua mỏ hàn Xung nhiều bạn bối rối không biết chọn loại nào, vì trên thị trường có rất nhiều loại mỏ hàn trung quốc, nhưng Tem mác lại Việt Nam, …đi kèm là giá cũng khác nhau. Đôi khi bỏ tiền nhiều ra mua được cái tốt không sao, lo mỗi tiền thật mà hàng nởm.…Các bạn nên chọn mỏ hàn tốt (không bị nóng thân mỏ hàn, nhiệt độ ổn định và không có từ dư nhiều). Khi mua các bạn nên bấm thử nếu độ nóng vừa phải (bấm 1 giây rùi thả ra xong dùng tay kiểm tra đầu mỏ hàn thấy nhiệt độ ấm ấm cảm nhận rõ là được nhé) không nên nóng quá hay nguội quá. vì nếu nóng quá khi hàn trên mạch in sẽ dễ bong tróc mạch, mà muội quá thì không làm chảy thiếc trên mạch được….
** Lần Đầu Tiên dùng mỏ hàn các bạn cần phải tráng thiếc: Đầu mỏ hàn không nên cứng nhắc cùng một cỡ cho tất cả các loại. Nên lựa chọn đầu mỏ hàn phù hợp với mỏ hàn của mình.
Nếu các bác thấy mỏ hàn của mình đang dùng đầu 1 ly độ dài dây khoảng 7cm mà hàn thấy thiếu nhiệt quá thì nên hạ chiều dài xuống còn 4cm nếu vẫn không được thì thay bằng dây loại 0,8 ly ( Đầu mỏ hàn hiện nay bán sẵn rất nhiều ).
Sau khi cắt xong dây đầu mỏ hàn thì cạo sạch hay lấy giấy Ráp trà toàn bộ dây (bỏ hết emay cách điện và oxy hóa) không nên bắt ốc vào mỏ hàn luôn, dùng đồ dùng nào đó như dao hay kéo cạo sạch đầu tiếp xúc chỗ cọc dây đồng bắt dây (2 cọc đồng từ mỏ hàn ra) sau đó mới bắt vào mỏ hàn.
Tráng thiếc cho lần đầu tiên dùng: Sau khi bắt ốc xong các bạn bấm mỏ hàn và nhúng ngay vào cục nhựa thông. Sau khi nhựa thông đã chảy ra và bám vào phần đầu của dây mỏ hàn thì thôi bấm và lấy mỏ hàn ra. Các bác tìm một tấm PCB cũ có những nốt hàn to có sẵn thiếc (ví dụ như nốt hàn chân nguồn mass hay các cọc chân cao áp của Tivi… hoặc nốt hàn tỏa nhiệt chẳng hạn). Nếu không có thì bạn tháo ít dây thiếc từ cuộn thiếc mới ra rồi Tráng thiếc cho đầu mỏ hàn sau bấm mỏ hàn để tráng thiếc sao cho thiếc bám đều phần đầu dây mỏ hàn. Đặc biệt không nên bấm 5-10 phút mà không tráng thứ gì như một số thợ nói vì như thế đầu mỏ hàn sẽ bị nhiệt độ cao làm oxy hóa sẽ không ăn thiếc được nữa.
II) Cách hàn các linh kiện điện tử thường: Các bác nên vệ sinh PCB ( Mạch in ) và chân linh kiện (PCB và linh kiện cũ) trước khi hàn, có thể vệ sinh bằng axeton, dao dọc giấy, giấy ráp ….như vậy khi hàn thì thiếc và chân linh kiện sẽ dễ bám dính với nhau hơn.
+ Đầu tiên Các bạn cắt chân linh kiện sao cho cắm chặt linh kiện vào PCB mà chân linh kiện trồi ra 1mm là đẹp nhất.
+ Bấm mỏ hàn vào miếng nhựa thông cho nhựa thông chảy ngập đầu mỏ hàn => nhả mỏ hàn => nhấc mỏ hàn đến chỗ chân linh kiện cần hàn => Bấm mỏ hàn cho nhựa thông ở đầu mỏ hàn chảy ra trùm kín chân linh kiện và lỗ PCB => Đưa dây thiếc vào lỗ PCB – Chân linh kiện – Đầu mỏ hàn để thiếc chạm đầu mỏ hàn và chảy ra (cho ít thiếc thôi nhé mọi người, cho nhiều quá đôi khi dễ bị chạm sang chân linh kiện bên cạnh, mối hàn to nhìn cũng xấu hơn) thường thì sau khi chạm chân linh kiện cùng thiếc sẽ chảy ra và tráng đều lỗ PCB và chân linh kiện, nếu các bạn thấy mối hàn vẫn chưa đẹp thì có thể di chuyển đầu mỏ hàn cho đều hoặc thêm thiếc hoặc cho thêm nhựa thông để mối hàn đẹp, bóng, chắc chắn hơn nhé ( hàn nhiều , quen tay sẽ có kinh nghiệm ).
III). Hướng Dẫn hàn chân IC hoặc dãy nhiều chân: Các bạn đã thử hàn con IC có 2 hàng chân x20 = 40 chân , bạn có thấy khó khăn không nhỉ. HocLed xin sẻ chia tới mọi người cách hàn chân linh kiện cực kỳ nhẹ nhàng mà hiệu quả cao:
– Dùng mỏ hàn bôi nhựa thông tới tất cả các chân của IC trên PCB
+ Dùng 1 lượng thiếc vừa phải ( bằng hạt đỗ xanh ) cho chân đầu tiên của dãy. Bấm mỏ hàn cho thiếc nóng chảy và cứ thế di đến chân tiếp theo cho đến chân cuối (chỉ di 1 chiều). Chân nào còn chạm nhau thì cứ di lại (hoặc thêm nhựa thông cho thiếc dễ chảy ) tiếp tục đến chân cuối là được. Trong quá trình di thiếc nếu thiếu thiếc thì tiếp thêm, đến chân cuối nếu thừa thiếc thì vẩy đầu mỏ hàn để loại bỏ bớt thiếc.
IV ) Hướng Dẫn hút thiếc để rút linh kiện khỏi PCB: Sẽ có 2 cách
Cách 1: Dùng Súng (pít tống) hút thiếc. Sau khi mua súng hút về các bác nên chế lại một ít cho súng hiệu quả hơn. Các bạn ra cửa hàng điện tử hỏi xin cái vú cao áp bằng cao su ( Các tivi đời cũ ). về cắt bỏ cái vú đi chỉ lấy cái ống cao su dài khoảng 2Cm ở chân vú. Cái ống đó các bác bọc ngoài cái đầu súng để bảo vệ cho đầu súng của bạn đỡ bị chảy nhựa trong quá trình đầu súng tiếp xúc với thiếc hàn muốn hút….
Cách hút thiếc: Có thể dùng nhựa thông hoặc không cần để nung nóng chảy mối hàn cũ. Sau khi mối hàn đã nóng chảy các bạn đưa đầu súng vào gần khu vực chân linh kiện và bấm nút..để hút thiếc. Lúc này cao su ở đầu súng mới phát huy tác dụng: Không bị chảy khi tiếp xúc với đầu mỏ hàn và hạn chế không khi bị hút vào trong súng làm cho thiếc bị hút sạch hơn.
– Dùng lõi dây điện nhiều sợi để hút thiếc: phương pháp này có từ thời xa xưa của ông cha ta rồi. Các bạn kiếm một sợi dây nhiều lõi đồng nhỏ nào đó lõi càng nhỏ càng tốt ( cũng không nên nhỏ quá dễ đứt tại PCB là dễ bị chạm chập lắm). Các bạn thấm nhựa thông kín dây hút thiếc rùi để nó ngay trên mối hàn định hút rùi bấm mỏ hàn. Thiếc nóng chảy ra sẽ bị dây hút khá nhiều. Tiếp theo bạn nhấc dây hút thiếc ra rùi vẩy mạnh cho thiếc trong dây bắn hết ra ngoài. Tiếp tục lại nhúng nhựa thông lại hút thiếc tiếp cho đến khi sao sạch thì thôi nhé.
** Lưu Ý: Cách dùng dây hút này nên thận trọng vì dây đồng có thể bị đứt và gây đoản mạch cũng như khi vẩy thiếc đã hút ra phải cẩn thận không bị bắn thiếc và mặt, mắt…..
=> Qua bài viết này HocLed.Com hy vọng đã giúp ích được đôi chút cho các bạn mới vào nghề. Chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót…. Rất mong nhận được sự thông cảm của tất cả các bạn cũng như mong nhận được sự góp ý của mọi người. Mọi ý kiến góp ý….mọi người có thể để lại Comment bên dưới nhé, để mọi người cùng nhau trao đổi.
Chúc tất cả mọi người thành công.